Trong cái suy nghĩ về vũ khí của dân phong trào nước ta trước nay, cũng như khi hỏi mua mút hay vợt – gọi là dân biết “chút ít”, chứ không nói tới những bác chỉ quan tâm tới cái hiệu Bướm – thường quan tâm tới “độ nãy” và “độ xoáy” của cả mút và vợt. Bởi vậy, không cần biết gì về vũ khí, cũng vẫn có thể đứng tiệm bán đồ bóng bàn được, món nào cũng chỉ cần nói “xoáy lắm, nãy lắm” là ngon lành hết! Ai cũng muốn sắm cho mình một vũ khí tốt, mà theo quan niệm của họ thì “tốt” tức là phải xoáy, phải bám và đủ tốc độ. Mút và cốt cũng luôn được quảng cáo là ngày càng xoáy và nảy hơn. Thời em còn chơi bóng ở VN, rất nhiều người tự hào mang vào CLB một cây vợt Sadius và Bryce hai mặt, chưa thấy ai khoe với mọi người về cây vợt “kiểm soát cực cao” vì đồng nghĩa là….đánh dỡ mới cần vũ khí chậm. Cái suy nghĩ lệch lạc thiên về tốc độ và xoáy ấy vẫn còn cho tới ngày nay, khi ai đó hỏi về sự khác nhau của vũ khí mà dân chuyên nghiệp xài so với vũ khí cho dân phong trào. Thì đó, pros của VN toàn là xài vũ khí nhanh nhất, xoáy nhất, nên ng ta suy ra rằng pros của các nước khác cũng thế.
Trước khi bàn về miếng H3, loại tầm thường lót cam của các tuyển tỉnh Tàu (chứ chưa dám nói tới tuyển CNT), em xin bàn về 1 miếng mút khác mà trong tay em có thể lấy được, đó là Tenergy. Ai nói dễ kiếm Ten “4 chữ” lắm, chứ em chơi chung với tuyển được BTY cấp phát mút có ký tự SP sau sponge, mới biết là không có đủ để mà đánh thì lấy đâu ra để bán tràn lan ở ngoài? Rồi thì ai bảo Ten 4 chữ ấy đánh ngon, nhanh và xoáy lắm, căn cứ theo miếng Ten nào đấy mua với giá cắt cổ. Em được tặng cũng nhiều miếng Ten “pro” cũ, vẫn còn tốt chỉ vì bị tai nạn đánh vào bàn tét mút nên ko xài dc nữa. Các bác đoán thử xem nó khác điều gì? Xin thưa là chậm hơn và cũng khó kiểm soát hơn! Mút cứng và dầy hơn, cảm giác đánh dư dư thiếu thiếu cái gì đó, xoáy cũng khó tạo hơn. Thế thì tính chất gì tạo nên “pro”? Khi so sánh 2 và nhiều miếng với nhau, em thấy màu sắc và bọt khí rất đồng nhất, cứ như là 1 vậy. Chính nhờ vậy cảm giác giữa các miếng không khác nhau mấy, trong khi các bác khi chơi Ten cứ lấy các mút cũ so nhau, màu khác (cả TS và SP) lẫn bọt khí cũng to nhỏ khác nhau (cần phải soi kỹ mới thấy dc, nhưng khác khá nhiều). Ở đẳng cấp mà phải tập 4-8h mỗi ngày, thì chỉ cần 1 chút thay đổi ở cảm giác cũng đủ gây khó chịu, vì càng tập lâu càng quen vũ khí, mà lại khó đổi động tác. Nếu đã đánh chính xác và theo ý muốn rồi, thì càng không muốn sự bất ổn trong vũ khí. Em dạy học trò, thi đấu liên tục khi vào mùa giải, mỗi lần thay Bh cho nó rất là ngại, vì đánh xuống tay thấy rõ. Sau này mua 1 lần 1 hộp 5 miếng T64 cho gọn, đổi cũng ko cần thời gian thích nghi nhiều.
Bàn tới miếng H3, theo các bác thì mút Tàu có cần phải có tốc độ cao như mút Nhật không? Khi em hỏi nhiều người chơi mút Tàu, theo họ nghĩ thì H3 “prov” có gì khác? Đa số đều bảo rằng “nãy hơn” theo kiểu nãy thiên về mút Nhật, và “xoáy hơn” theo cách nghĩ là mút sẽ bám dính bóng, hít bóng lên một lúc lâu mới rơi ra – hoặc có người còn nói H3 “prov” ít bám hơn (vì vậy nó mới nhanh hơn) dựa theo cái miếng “tuyển” mà ai đó bán cho họ. Rất nhiều người tin rằng mút của CNT đánh được sản xuất theo một dây chuyền khác, với công thức khác mút “bán ra ngoài”. Điều ấy cũng đúng, vì cái màu của sponge khác hẳn, nghĩa là ít nhất thì cũng có thêm công đoạn…trộn thêm màu. Tuy rằng CNT toàn đánh lót xanh nhưng có nhiều bác vẫn đi mua mút “NT lót cam”, chả hiểu đấy là NT của nước nào nữa! Dù sao thì, hiện nay vẫn chưa có ai – vì quá vô lý – cho rằng DHS làm riêng một loại mút cho tuyển cấp tỉnh. Nghĩa là mút H3 mà các tuyển Tỉnh hoặc các cấp thấp hơn (huyện, xã, phường,…) đang đánh, vẫn là chung một loại với mút đang bán trên thị trường. Giải CVV vừa qua, các bác chơi mút Tàu cũng đến nhìn và lắng nghe tiếng chạm bóng của những tay vợt tuyển “làng” của Tàu. Họ đánh mạnh và xoáy thế, nhưng họ xài mút gì? Chắc chắn là không phải H3 lót xanh rồi. Còn chuyện đấy là mút “prov” gì đó hay không thì chúng ta sẽ bàn tiếp.